Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Khi hiện thực sang trang
Kể về một cuộc chiến, người ta thường xê dịch giữa hai khuynh hướng: hoặc là huyền hoặc hoá, hoặc là trung thành với hiện thực hết mức có thể. Đôi khi chỉ một tiểu tiết trong câu chuyện cũng có thể cho thấy thái độ của tác giả trước lằn ranh hầu như khó phân định rạch ròi ấy. Như sự tình cờ (và theo cách vô thức thật khó lý giải), một số tác phẩm trao quyền “cắt nghĩa” cho một loài vật rất đỗi quen thuộc với người lính: con chó.

 


Trong bộ phim kinh điển về chiến tranh Apocalypse Now (1979), tình tiết trớ trêu xảy ra khi toán lính của đại uý Willard bị phục kích trong lúc vượt sông. Clean bị bắn thiệt mạng, nhưng Lance vẫn ngơ ngác hỏi con chó của mình đâu. Sau đấy, phim không hề nhắc lại chuyện con chó mất tích nhưng chi tiết đó lại là mấu chốt, dẫn dắt người xem đi từ những mô tả hiện thực sang cảm giác phi lý, xa lạ trước sự điên rồ (mang màu sắc huyền ảo) của toán lính.


 



Nhà văn Anh George Orwell (Eric Arthur Blair, 1903 – 1950)


 

Ở một địa hạt khác, hình ảnh con chó trong tập truyện Những thứ họ mang của Tim O’Brien giúp phá vỡ tình thế mắc kẹt của người lính trong bức tranh xáo trộn giữa mơ và thực. Trong truyện Xoáy, nhân vật Ted Lavender nuôi con chó mồ côi, cho ăn bằng cái muỗng nhựa và nhét nó vào balô. Đến một ngày, Azar buộc một quả mìn claymore vào con chó và cho nổ. Chiến tranh đôi khi chỉ đơn giản và trần trụi như thế.

 

Catalonia – Tình yêu của tôi tuy không phải tác phẩm hư cấu, song có một chi tiết, ở đó con chó đóng vai trò “giải thiêng” quan trọng không kém. Ở chương 10 (ở một số ấn bản tiếng Anh là chương 9 vì chương 5 và 11 – phần lý giải tính chính trị của cuộc chiến – được đưa vào phụ lục), George Orwell mô tả không khí ở Barcelona tháng 5.1937 căng thẳng đến mức, nghe tiếng súng rộ lên, mọi người tưởng cuộc phản công đã bắt đầu, hoá ra “mấy tay thuộc lực lượng xung phong bắn một con chó điên”.

 

Lúc này, trở về từ chiến trường trong màu áo đơn vị P.O.U.M. (đảng Công nhân thống nhất Mác xít), George Orwell từ một nhân chứng ngây thơ đã có trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc về cuộc đấu tranh mang danh nghĩa “nội chiến” ở Tây Ban Nha (1936 – 1939). Ý thức về chính trị tăng dần cùng với sự mất mát lý tưởng. Chỉ vài tháng sau khi ông gia nhập lực lượng dân quân, tình hình ở Barcelona đã khác hẳn: tinh thần cách mạng tiêu tan, Barcelona đã là “thành phố tư sản”, chính phủ tuyên bố P.O.U.M. là tổ chức phát xít trá hình và bao trùm là nỗi sợ hãi, ngờ vực và hận thù. Không khí bất an đến nỗi “con chó điên” trở thành vật tế thần cho niềm ngây thơ bị đánh mất.

 

Dưới ngòi bút chính trị của George Orwell, Catalonia – Tình yêu của tôi không thiếu những hình ảnh có dụng ý như thế. Ngay từ trang đầu tiên, tay dân quân người Ý có mặt đầy tương phản: mạnh mẽ, rắn rỏi nhưng xun xoe, ít học, không biết bản đồ đầu đuôi ra sao, nét mặt thể hiện cả tính “bộc trực” lẫn “hung ác”, như thể anh chàng đã là dấu chỉ ngay từ đầu rằng những gì thể hiện bên ngoài không tương đồng với thực tế đang diễn ra. Tính mơ hồ của cuộc chiến xuất hiện khi người kể chuyện dường như cũng đang chật vật đọc tấm bản đồ ẩn dụ của riêng mình.

 

Đến Tây Ban Nha chiến đấu vì lý tưởng thôi thúc, George Orwell được phong hàm cabo (hạ sĩ). Qua hiện thực từng ngày của cuộc “nội chiến”, ông dần nhận ra bản chất của các sự kiện. Ngay trong tác phẩm, ông đã cảnh báo người đọc thận trọng trước thái độ thiên vị và sai lầm không thể tránh khỏi của người viết. Trung thành với cảm xúc và khách quan với sự kiện, ông đưa diễn biến tâm lý của nhân vật kể chuyện đi theo quá trình: từ làm sáng tỏ hiện thực (để người khác hiểu), đến kể như một nhu cầu tự thanh tẩy.

 

Phải chăng vì thế mà các tác phẩm về chiến tranh thường có những đoạn tả cảnh mưa hay đến xuất thần (như “cánh đồng cứt” trong Những thứ họ mang hay “đây không phải chiến tranh mà chỉ là một vở kịch câm đẫm máu” trong Catalonia, chương 6)? Mưa nhận chìm không gian, mưa khuấy động cảm xúc của người lính, mưa làm cho thời gian trôi chậm lại, từ tốn, biến con người thành khách thể. Những lúc ấy, cảm xúc con người trở thành mớ hỗn mang cũng giống như sự thật về bất cứ cuộc chiến nào: ấm ức, chộn rộn, rùng mình, sởn gai ốc, tê cứng, mềm oặt và lềnh bềnh.

 

Trong quá trình tự thanh tẩy ấy, một tiếng sét đánh sẽ là sự đổ vỡ, cắt đứt mọi ước vọng: “Tiếng nổ rất to và tia chớp loá mắt bao trùm tất cả, rồi tôi thấy người mình giật bắn lên (...) như điện giật, người lả đi, như đang rữa ra và tan biến đi vậy”. Đó là dòng mô tả của Orwell khi ông bị đạn bắn vào cổ. Khi người ta tưởng như chết mà không chết, hiện thực trước mắt họ sẽ mãi sang trang, giống như khi con chó trong Apocalypse Now biến mất.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Kinh nghiệm xây dựng văn hóa đọc (07-08-2013)
    Khởi đầu của khởi đầu (31-07-2013)
    Ra mắt sách về trang phục VN thời phong kiến (02-07-2013)
    Tiểu thuyết gia Iain Banks bị ung thư (09-04-2013)
    Vi Thùy Linh trình diễn văn chương trong Nhà hát lớn (20-11-2012)
    Giải Man Booker lần 2 cho Hilary Mantel  (16-10-2012)
    'Dưới cánh Thiên thần Rượu' - tiểu thuyết về những kẻ nghiện (21-09-2012)
    Đào Bá Đoàn: 'Nhiều lúc chán văn mình kinh khủng' (30-08-2012)
    Lê Vi Thủy, giọng thơ lạ ở cao nguyên  (13-08-2012)
    'Dưới cánh Thiên thần Rượu' - tiểu thuyết về những kẻ nghiện (27-07-2012)
    Nguyễn Hiệp: 'Tôi viết chứ không phán xét' (11-06-2012)
    Philip Roth giành giải văn chương Tây Ban Nha (08-06-2012)
    Vargas Llosa: 'Văn chương không chỉ để giải trí' (06-06-2012)
    Chiến tranh ở VN qua con mắt John Steinbeck (01-06-2012)
    Cuộc đời Leo Tolstoy: Nhiều chiến tranh, ít hòa bình (21-05-2012)
    Tiêu chí của dịch văn học  (14-05-2012)
    Toni Morrison nhìn về quá khứ  (06-05-2012)
    Nhà văn Anh bị ghẻ lạnh 'vì quá xinh đẹp' (13-04-2012)
    Tình yêu đồng tính và quãng đời lưu vong của Byron (28-03-2012)
    Bữa sáng ở Tiffany’s - tiểu thuyết được ‘Hollywood hóa’  (19-03-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152868252.